Diễn đàn giao lưu trực tuyến cho các đoàn viên khu phố 7
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đoàn thanh niên
Tiểu sử về Bác Hồ Logocodoan170
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đồng hồ
Latest topics
» Dọn vệ sinh nghĩa trang Bình Chánh - Bình Tân ngày 22/04/2012
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeMon Apr 23, 2012 12:03 pm by VũPhong

» Điều lệ đoàn !!!
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeTue Sep 13, 2011 9:07 pm by VũPhong

» Chuyện 1 chàng đi thi mãi (hài doremon chế )
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeMon Sep 12, 2011 12:18 pm by VũPhong

» Hình ảnh đưa tiễn các thanh niên lên đường nhập ngũ quận Bình Tân 07/09/2011
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeThu Sep 08, 2011 3:38 pm by VũPhong

» Tổng kết chiến dịch mùa hè xanh tại công viên văn hoá Đầm Sen
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeTue Aug 16, 2011 3:06 pm by VũPhong

» Trị mụn mặt bằng Đậu đỏ + Trứng gà
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeMon Aug 15, 2011 7:39 pm by VũPhong

» các kế hoạch và báo cáo của chi đoàn khu phố 7 năm 2011
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeMon Aug 15, 2011 7:23 pm by VũPhong

» Những hành động vui nhộn của động vật :))
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeSun Aug 14, 2011 10:41 pm by VũPhong

» Clip doremon chế !!!
Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeMon Aug 01, 2011 2:30 pm by VũPhong

Danh mục chính
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Tiểu sử về Bác Hồ

Go down 
Tác giảThông điệp
huythanh
Phó bí thư
Phó bí thư
huythanh


Tổng số bài gửi : 11
Join date : 10/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hong kong

Tiểu sử về Bác Hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu sử về Bác Hồ   Tiểu sử về Bác Hồ Icon_minitimeThu Jun 16, 2011 2:08 pm

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1980 – 1969)
Tiểu sử về Bác Hồ Chandung%2520ct%2520ho%2520chi%2520minh%5B1%5D

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan. Tuổi trẻ, Người đã học chữ Hán trong gia đình, học trường Quốc học Huế và có một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi Nguyễn Tất Thành.
Thuở ấu thơ, Hồ Chí Minh sống trong một gia đình giàu lòng yêu nước, trên quê hương đầy ắp làn điệu dân ca, Người sớm có tinh thần yêu nước, đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không đồng tình với con đường cứu nước mà các cụ đã vạch ra, nên ngày 05/6/1911, Người đã lên tàu Amiral Latouche Tréville rời xa Tổ quốc để ra đi tìm đường cứu nước.
Trong suốt 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tới nước Pháp, nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, đã làm đủ mọi nghề, lăn lộn với phong trào quần chúng, vừa kiếm sống, vừa hoạt động cách mạng. Người nhận ra rằng trên thế giới chỉ có hai loại người: thiểu số đi bóc lột, còn đa số là nhân dân lao động bị bóc lột. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận họp Hội nghị ở Versailles (Pháp) chia lại thị trường thuộc địa thế giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị bản “Yêu sách 8 điểm” đòi quyền lợi cho các dân tộc Đông Đương. Tuy bản yêu sách không được bọn đế quốc thừa nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn và đã ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng Pháp. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học, để giải phóng dân tộc mình phải do chính mình quyết định chứ không phải chủ yếu dựa vào nước ngoài.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công cùng với sự ra đời của Quốc tế III là những sự kiện trọng đại tác động và làm chuyển hướng tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người đọc Luận cương chính trị của Lênin về vần đề dân tộc và thuộc địa. Bản luận cương đã tác động mạnh mẽ vào nhận thức và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc và Người rất vui mừng vì “…đây chính là con đường giải phóng chúng ta…”. Năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III. Đây là một hành động đánh dấu sự trưởng thành trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, từ một người Việt Nam yêu nước chân chính trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên và là thành viên sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
Ở Pháp, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”…. Đặc biệt, Người viết cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân. Năm 1923, tại Liên Xô, Người hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tham gia nhiều hội nghị quan trọng, tìm hiểu xã hội Xô viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức Đảng kiểu mới của Lênin, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đặc biệt, trong báo cáo tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người đã phác họa phương hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc. Năm 1924, Người về Trung Quốc tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như: Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội (1925), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1925) và chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản ở trong nước tại bán đảo Cửu Long (Hongkong) – thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930).
Tháng 2/1941, Người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước và lãnh đạo thành công Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. Ngày 02/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, tuyên bố trước thế giới và nhân dân trong nước quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946), Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đấy, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 02/9/1969, sau một cơn đau tim nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà quân sự thiên tài mà Người còn là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa lớn. Vì vậy, năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”.
Nguồn: http://www.baotanghochiminh-nr.vn
Về Đầu Trang Go down
 
Tiểu sử về Bác Hồ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn - KP7 :: Ban quản trị diễn đàn KP7 :: Thư Viện-
Chuyển đến